Kết quả tìm kiếm cho "Đường Kách mệnh"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 26
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: 'TIẾP TỤC ĐỔI MỚI MẠNH MẼ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO, CẦM QUYỀN CỦA ĐẢNG, YÊU CẦU CẤP BÁCH CỦA GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI'.
Sau ngày thành lập Công hội bí mật ở trung tâm Sài Gòn, người thợ Tôn Đức Thắng lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh để bênh vực quyền lợi của công nhân, chống đế quốc tư bản, mà tiêu biểu nhất là cuộc đình công của hơn 1.000 công nhân Ba Son vào tháng 8/1925.
Trải qua 95 năm hình thành và phát triển (28/7/1929 - 28/7/2024), được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, rèn luyện, Công đoàn Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành; là đại diện được giai cấp công nhân và người lao động tin cậy, gắn bó; là chỗ dựa vững chắc, người cộng tác đắc lực của cơ quan Nhà nước; là sợi dây nối Đảng, Nhà nước với quần chúng công nhân lao động.
Không chỉ “tự mình” rèn luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải bền bỉ hằng ngày rèn luyện đạo đức cách mạng, như “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Là sản phẩm văn hóa tinh thần đặc biệt, người bạn gần gũi chia sẻ nỗi buồn, niềm vui, sách thật sự là người thầy thắp sáng nguồn tri thức vô tận. Sách báo dạy chúng ta cách sống tốt, hoàn thiện nhân cách, góp phần xây dựng, thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển.
Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 17/12 cho biết: Trưng bày chuyên đề “Những hạt giống đỏ” sẽ khai mạc ngày 19/12 tại Hà Nội.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 - cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới, là bài học kinh nghiệm quý cho các quốc gia, dân tộc trong cuộc đấu tranh cách mạng vì độc lập dân tộc.
Năm 1927, trong cuốn “Đường kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”. Với quan điểm chủ đạo đó, Đảng ta đã lãnh đạo Nhân dân làm nên Cách mạng Tháng Tám giành chính quyền về tay Nhân dân. Người khẳng định: “Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”.
Ngày 19/5, Lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và khai mạc triển lãm "Nhật ký trong tù - Bảo vật Quốc gia", chào mừng 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023) và 80 năm ra đời tác phẩm Nhật ký trong tù (1943-2023) đã diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế. Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức.
Năm Đinh Mão 967, hoàng đế Đinh Tiên Hoàng đặt Quốc hiệu nước ta là Đại Cồ Việt, xây dựng bộ máy hành chính thống nhất, xác định cương thổ, phát hành tiền tệ… sánh ngang cùng các quốc gia. Đến thời điểm này, sự nghiệp “tái lập quốc” chính thức hoàn thành, là sự kiện đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa vô cùng to lớn, mở ra kỷ nguyên phát triển vinh quang của dân tộc.
“Tư cách một người cách mệnh” là bài giảng đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các lớp huấn luyện chính trị và được in ngay trang đầu cuốn “Đường Kách mệnh”. Ba yêu cầu đối với tự mình, với người, với việc mà tác giả nêu trong bài thể hiện khái quát nhất về đức và tài ở một người cán bộ, sau này được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc đến rất nhiều và có nội dung toàn diện hơn. Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc, Người lại dặn: Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Cách đây 110 năm, với ý chí, khát vọng cháy bỏng giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ dưới chế độ thực dân, phong kiến, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.